Ngày
đăng: 29/09/2023
Tên
luận án: Nghiên cứu xử lý kháng khuẩn, kháng nấm cho da lợn thuộc
sử dụng nano bạc tổng hợp bằng dịch chiết từ thực vật
Ngành:
Công nghệ Dệt, may Mã số: 9540204
Nghiên cứu sinh: Vũ Tiến Hiếu
Người hướng dẫn khoa học: 1.
PGS.TS. Bùi Văn Huấn
2. GVC. TS. Nguyễn Ngọc Thắng
Cơ sở đào tạo: Đại học Bách khoa Hà Nội
TÓM TẮT KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Đã tổng hợp được nano bạc bằng phương pháp hoá học xanh sử
dụng dịch chiết lá dâu tằm (AgNPMul) và lá trầu không (AgNPPBL) làm chất khử và chất bảo vệ.
+
Điều kiện tổng hợp AgNPMul: Nồng độ AgNO3 12 mM, tỷ lệ thể tích dung dịch AgNO3
và dịch
chiết dâu tằm là 1:10, thời gian phản ứng 6 giờ, nhiệt độ phòng; Đặc tính của AgNPMul: cấu trúc tinh thể lập
phương tâm mặt, hình cầu, λmax = 453 nm, kích thước 20 – 40 nm, có khả năng kháng
khuẩn tốt với 2 chủng gram âm là E. coli, P. aeruginosa và 2 chủng gram dương S. aureu, M. luteus, kháng nấm tốt với chủng
nấm men Candida albicans.
+
Điều kiện tổng hợp AgNPPBL: Nồng độ AgNO3 10 mM, tỷ lệ thể tích dung dịch AgNO3
và dịch
chiết trầu không là
1:10, thời gian phản ứng 4 giờ, nhiệt độ phòng; Đặc tính của AgNPPBL: cấu trúc tinh thể lập
phương tâm mặt, hình cầu, λmax = 442 nm, kích thước 10 – 20 nm, có khả năng
kháng khuẩn tốt với 2 chủng gram âm là E. coli, P. aeruginosa và 2 chủng gram dương S. aureu, M. luteus, kháng nấm tốt với chủng
nấm men Candida albicans và chủng
nấm mốc Aspergillus niger.
2. Đã thiết lập được
quy trình xử lý kháng khuẩn, kháng nấm cho da lợn thuộc sử dụng nano bạc AgNPPBL,
bằng các phương pháp ngấm ép, ngâm tẩm, phun tại điều kiện xử lý: lượng dung
dịch AgNPPBL có nồng độ ban đầu 160 µg/ml được đưa lên da lợn thuộc
tương đương 80% khối lượng da lợn thuộc ban đầu.
+
Các
mẫu
da lợn thuộc sau xử lý đáp ứng được các yêu cầu về khả năng kháng khuẩn, kháng
nấm cũng như các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu để làm sản phẩm da.
+
Phương pháp phun phù hợp
để xử lý da lợn thuộc thành phẩm, có thể áp dụng cho các cơ sở sử dụng da thuộc;
các phương pháp ngấm ép và ngâm tẩm phù hợp với các cơ sở sản xuất da thuộc,
được thực hiện ở công đoạn hoàn tất ướt.
3.
Đã đề xuất được cơ chế liên kết giữa nano bạc tổng hợp bằng phương pháp hóa học
xanh với da lợn thuộc.
4.
Đã đánh giá được sự thay đổi mầu sắc, các tính chất cơ lý của các mẫu da lợn
thuộc sau xử lý kháng khuẩn, kháng nấm bằng dung dịch AgNPPBL. Các phương
pháp xử lý trên không ảnh hưởng xấu đến các tính chất cơ lý của da lợn thuộc.
Nội dung chi tiết luận án