Trang chủ >> Ðào tạo >> Nghiên cứu sinh

Luận án tiến sĩ: Dạy học cho sinh viên ngành Công nghệ Thông tin với sự hỗ trợ của công nghệ Trí tuệ nhân tạo - NCS Đinh Thị Mỹ Hạnh

Ngày đăng: 07/09/2023

Tên luận án: Dạy học cho sinh viên ngành Công nghệ Thông tin với sự hỗ trợ của công nghệ Trí tuệ nhân tạo

Ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học Mã số: 9140110

Nghiên cứu sinh: Đinh Thị Mỹ Hạnh

Người hướng dẫn khoa học:

                                              1. PGS.TS. Ngô Tứ Thành   

Cơ sở đào tạo: Đại học Bách khoa Hà Nội

 

TÓM TẮT KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

1.     Luận án đã bổ sung hệ thống lý luận về dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ t tuệ nhân tạo (TTNT); làm rõ các khái niệm về ứng dụng TTNT trong giáo dục, khái niệm tự học, cá nhân hóa học tập, dạy học với sự hỗ trợ của TTNT... Luận án xác định các đặc điểm, môi trường, hình thức, tiến trình tổ chức dạy học với sự hỗ trợ của TTNT.

2.     Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng việc dạy và học ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) với sự hỗ trợ của TTNT. Kết quả điều tra, khảo sát là cơ sở thực tiễn để đề xuất tiến trình tổ chức dạy học cũng như các biện pháp tổ chức dạy học cho sinh viên ngành CNTT với sự hỗ trợ của TTNT.

3.     Xây dựng mô hình dạy học phù hợp với thực tiễn hoạt động dạy học ngành CNTT với sự hỗ trợ của công nghệ TTNT nhằm nâng cao được chất lượng dạy học định hướng năng lực. Triển khai thực nghiệm đối với các môn cơ sở ngành (C/C++; Đồ họa máy tính) và đạt được các kết quả khả quan. Sinh viên ngành CNTT là đối tượng phù hợp để triển khai thử nghiệm việc dạy học theo mô hình mà luận án đề xuất. Tuy nhiên, cần có thêm các đánh giá và các triển khai cụ thể để nhận định đầy đủ và chính xác hơn về việc triển khai mô hình dạy học này đối với sinh viên các nhóm ngành khác.

4.     Bên cạnh các đóng góp mới về mặt lý luận, luận án đã xây dựng một website hỗ trợ dạy học có tích hợp Chatbot và đưa các thuật toán để từng bước cá nhân hóa học tập thông qua việc hỗ trợ đánh giá quá trình và đánh giá cuối khóa học (đưa ra nhận xét, gợi ý tài liệu học tập phù hợp với trình độ của sinh viên); xây dựng kịch bản dạy học để chứng minh tính khả thi cũng như những tác động tích cực của việc dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ TTNT đối với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy và học.

5.     Đề xuất sử dụng công nghệ TTNT để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình học tập. Các giảng viên khi triển khai dạy học theo mô hình đề xuất có sự hỗ trợ của TTNT cần phải tuân thủ các quy định tiêu chuẩn trong xây dựng và thiết kế bài giảng, quy trình dạy học, thiết kế nguồn học liệu của cơ sở đào tạo và của Việt Nam.

Nội dung chi tiết luận án

Các tin liên quan
  » Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu giải pháp kết hợp ảnh nhiệt và ảnh màu trong bài toán phát hiện và theo vết đối tượng người - NCS Đào Vũ Hiệp
  » Bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Đại học Bách khoa Hà Nội cho nghiên cứu sinh Hoàng Thị Huệ
  » Bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Đại học Bách khoa Hà Nội cho nghiên cứu sinh Nguyễn Thu Hà
  » Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu cảm biến sinh học trên cơ sở vật liệu nano MoS2 và AgNP/MoS2 nhằm ứng dụng để xác định nồng độ glucose - NCS Đinh Văn Tuấn
  » Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu cải thiện khả năng sinh tổng hợp enzyme thủy phân fibrin từ vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens - NCS Bùi Thị Thanh
  » Luận án tiến sĩ: Cải tiến phương pháp học máy trong chuỗi thời gian và ứng dụng - NCS Nguyễn Quang Đạt
  » Luận án tiến sĩ: Tổng hợp vật liệu phi tinh thể hệ Al-TM/RE bằng phương pháp hợp kim hóa cơ học - NCS Đỗ Nam Bình
  » Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu quá điện áp trên hệ thống truyền tải hỗn hợp đường dây trên không và cáp - NCS Phạm Thành Chung
  » Luận án tiến sĩ: Tác động của năng của năng lực động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam - NCS Đào Trung Kiên
  » Bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Đại học Bách khoa Hà Nội cho nghiên cứu sinh Đỗ Tiến Quyết

Điện thoại: 02438692115
Ban đào tạo- Bộ phận quản lý đào tạo sau đại học - P315 - C1 - Đại học Bách khoa Hà Nội, Số 1 Đại Cồ Việt - Hà Nội - Việt Nam