Ngày đăng: 23/08/2023
Tên luận án: Nghiên cứu quá điện áp trên hệ thống truyền tải
hỗn hợp đường dây trên không và cáp
Ngành: Kỹ
thuật điện Mã số: 9520201
Nghiên cứu
sinh: Phạm Thành Chung
Người hướng
dẫn khoa học:
1.
PGS.TS. Trần Văn Tớp
2. TS. Phạm Hồng Thịnh
Cơ sở đào
tạo: Đại học Bách khoa Hà Nội
TÓM TẮT KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Luận án đã tổng
hợp các loại cáp phổ biến sử dụng ở cấp truyền tải, trình bày phương pháp
xác định thông số cáp và phương pháp tính toán xác định quá điện áp trên
lõi cáp và vỏ cáp dựa trên phương trình truyền sóng.
- Quá điện
áp trên cách điện của lõi cáp và đặc biệt là của vỏ cáp phụ thuộc vào cấu
trúc của cáp và môi trường đặt cáp, việc tính toán bảo vệ vỏ cáp phải xét
đến toàn bộ phương thức đặt cáp, điện trở tiếp địa tại các vị trí nối đất
vỏ cáp và cách nó nối với đường dây trên không.
- Phương
thức nối đất vỏ cáp và thông số của thiết bị hạn chế điện áp vỏ cáp (SVL)
phải được thiết kế, tính toán lựa chọn phù hợp tùy thuộc vào đặc trưng của
hệ thống truyền tải (thông qua công suất ngắn mạch), chiều dài cáp, dòng
điện sét và điện trở nối đất vỏ cáp cũng như cấu hình của cáp.
- Truyền sóng trong lõi cáp và vỏ cáp
của đường dây hỗn hợp phụ thuộc vào trạng thái làm việc của chống sét van
(CSV) và SVL. Điện áp lớn nhất không nhất thiết xảy ra ở đầu cáp mà có
thể xuất hiện cách vị trí đầu cáp một khoảng phụ thuộc vào trạng thái làm
việc của điện trở phi tuyến dùng trong thiết bị bảo vệ quá điện áp, chiều
dài cáp và phương thức nối đất vỏ cáp.
- Cáp trong đường dây hỗn hợp không
chỉ chịu đựng các loại quá điện áp ở tần số cao như sét, đóng cắt mà nó còn
là tác nhân gây ra quá điện áp ở tần số thấp để tác dụng ngược trở lại
cách điện của các thiết bị khác trong hệ thống truyền tải. Thay thế đường
dây trên không bằng cáp ngầm làm cho tần số cộng hưởng của tổng trở điều
hòa dịch chuyển về phía tần số thấp dẫn đến quá điện áp cộng hưởng gây
nguy hiểm cho cách điện của các thiết bị ở gần cápvà các chống sét van sử
dụng để bảo vệ chúng.
Nội
dung chi tiết luận án