Ngày đăng: 22/08/2023
Tên luận án: Tác động của năng của năng lực động tới kết quả kinh
doanh của các doanh nghiệp Việt Nam
Ngành: Quản lý
công nghiệp Mã số: 9510601
Nghiên cứu
sinh: Đào
Trung Kiên
Người hướng
dẫn khoa học:
1.PGS.TS. Nguyễn Danh Nguyên
2.
PGS.TS. Lê Thị Thu Hà
Cơ sở đào
tạo: Đại học
Bách khoa Hà Nội
TÓM TẮT KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án là một nghiên cứu khoa học có hệ
thống, sử dụng phương pháp hỗn hợp kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng
để thiết lập, đánh giá tính cậy, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, diễn giải
và bàn luận các kết quả dựa trên các bằng chứng khoa học khách quan. Những đóng
góp mới của luận án được thể hiện qua các nội dung sau:
1. Dựa trên việc hệ thống hóa cơ sở lý
thuyết về năng lực động luận án đã chỉ ra ba tiêu chí chính để xác định một dạng
năng lực cụ thể trong doanh nghiệp có thể xem là năng lực động bao gồm: (i) là
năng lực cốt lõi; (ii) là dạng năng lực giúp doanh nghiệp nhận biết các cơ hội
và nguy cơ (sensing), nắm bắt các cơ hội (seizing) và định dạng lại các nguồn lực
để duy trì lợi thế cạnh tranh (reconfiguring); và (iii) là dạng năng lực hướng
tới đáp ứng sự thay đổi của thị trường, khách hàng.
2. Luận án xây dựng được một mô hình phân
tích ảnh hưởng của các dạng năng lực động tới kết quả kinh doanh có xem xét vai
trò điều tiết của môi trường kinh doanh qua hai biến cường độ cạnh tranh và nhiễu
động thị trường.
3. Kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát
thực nghiệm của luận án cho thấy các dạng năng lực động như năng lực định hướng
kinh doanh, năng lực thích nghi, năng lực định hướng học hỏi, năng lực tiếp
thu, năng lực thích nghi và năng lực marketing có tác động tích cực đến kết quả
kinh doanh, và cũng tồn tại ảnh hưởng giữa các dạng năng lực động với nhau.
4. Kết quả phân tích của luận án cũng tìm
thấy ảnh hưởng điều tiết của cường độ cạnh tranh tới quan hệ giữa năng lực
thích nghi và kết quả kinh doanh trong khi đó không tìm thấy ảnh hưởng tương tự
ở nhiễu động thị trường.
5. Cuối cùng, từ kết quả nghiên cứu luận
án cũng đề xuất một số gợi ý cho các doanh nghiệp nhằm phát triển năng lực động
cải thiện lợi thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh. Cụ thể: (1) tăng cường năng
lực định hướng kinh doanh trong doanh nghiệp; (2) cải thiện năng lực định hướng
thị trường và năng lực marketing; (3) xây dựng doanh nghiệp như một tổ chức học
hỏi; và (4) cải thiện năng lực thích nghi cho doanh nghiệp.
Nội
dung chi tiết luận án