Ngày đăng:29/06/2023
Tên luận án: Nghiên cứu quy
trình dịch hóa, đường hóa và lên men ethanol đồng thời ở nồng độ chất khô cao từ
gạo
Ngành: Công
nghệ Thực phẩm Mã
số: 9540101
Nghiên cứu sinh:
Tiền Tiến Nam
Người hướng
dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Chu Kỳ Sơn
2. TS. Phạm Tuấn Anh
Cơ sở đào
tạo: Đại học Bách khoa Hà Nội
TÓM TẮT KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Nghiên cứu đã cho
thấy loại gạo IR50404 và các loại gạo có hàm lượng amylose nhỏ hơn 26,32%
là phù hợp nhất cho quy trình sản xuất cồn không gia nhiệt, đây là cơ sở
để lựa chọn nguyên liệu cho sản xuất cồn thực phẩm từ gạo tại Việt Nam.
- Luận án đã đề xuất các thông số công nghệ, giải thích
được động học của quá trình lên men ethanol, giải thích cơ chế hoạt động
của tổ hợp enzyme bằng phương pháp dịch hóa đường hóa và lên men đồng thời
ở nồng độ chất khô cao từ gạo, làm cơ sở khoa học cho thiết lập cải tiến công
nghệ trong lên men ethanol từ gạo Việt Nam. Phân tích cho thấy
ưu điểm của enzym protease so với urea trong quy trình SLSF-VHG.
- Đã bước đầu ứng dụng
quy trình sản xuất cồn không gia nhiệt ở nồng độ chất khô cao quy mô 100 L
dịch lên men. Hiệu suất lên
men 89,07%, nồng độ cồn trong dịch lên men 17,73 %, tạo sản phẩm đảm bảo
chất lượng và an toàn thực phẩm đáp ứng TCVN 7043:2013.
- Ứng dụng thành công
chưng cất chân không tách cồn ở nồng độ chất khô 350 g/L đạt kết quả nâng
cao được nồng độ chất khô 12,6%, nồng độ cồn tăng 2,16% v/v, rút ngắn thời
gian lên men 24 h so với quy trình SLSF-VHG tối ưu. Lần đầu tiên ứng dụng chưng cất chân
không tách cồn nâng cao được nồng độ chất khô trong quy trình SLSF-VHG lên
500 g/L đạt hiệu suất và thời gian lên men tương đương với quá trình lên
men ở nồng độ chất khô 310,8 g/L.
Nội
dung chi tiết luận án