Trang chủ >> Ðào tạo >> Nghiên cứu sinh

Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu một số phương pháp làm giàu hóa học quặng apatit Lào Cai loại 2 và ứng dụng - NCS Bùi Quốc Huy

Ngày đăng: 04/01/2016

Tên luận án:  Nghiên cứu một số phương pháp làm giàu hóa học quặng apatit Lào Cai loại 2 và ứng dụng

Chuyên ngành:                                      Kỹ thuật hóa học                       Mã số: 62520301

Nghiên cứu sinh:                                               Bùi Quốc Huy

Người hướng dẫn khoa học:                               PGS.TS Lê Xuân Thành

Cơ sở đào tạo:                                      Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

 

TÓM TẮT KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

1.   Quặng apatit Lào Cai loại 2 có thành phần 24,6% P2O5, 12,1% CO2 được làm giàu theo phương pháp nung – trích ly bằng NH4Cl. Nhiệt độ và thời gian nung thích hợp cho việc làm giàu là 8500C trong 45 phút; nồng độ NH4Cl thích hợp để trích ly là 2,5M. Tinh quặng thu được không bị kết khối có thành phần chính là floapatit và SiO2 với hàm lượng P2O5 là 31,9%, độ thu hồi P2O5 97,5%.

2.  Quặng apatit Lào Cai loại 2 có thành phần 24,6% P2O5, 12,1% CO2 được làm giàu theo phương pháp nung – hydrat hóa và gạn. Nhiệt độ và thời gian nung thích hợp cho việc làm giàu là 8500C trong 45 phút. Việc tách canxi oxit và magie oxit sau nung bằng hydrat hóa và lắng gạn 5 bậc xảy ra khá hiệu quả cho phép thu được tinh quặng có thành phần chính floapatit và SiO2 với hàm lượng P2O5 là 29,6 % và độ thu hồi P2O5 cao đạt  97,3%.

Ngoài sản phẩm chính là tinh quặng apatit, cả hai phương pháp trên cho phép thu hồi CO2 giải phóng khi nung và canxi và magie trong dung dịch trích ly/gạn thông qua việc tạo sản phẩm phụ CaCO3 và MgCO3 và điều này cho phép tuần hoàn lại nước.

3.  Đã xác định được điều kiện thích hợp cho việc hòa tách chọn lọc các khoáng cacbonat khỏi quặng apatit Lào Cai loại 2 có thành phần 24,6% P2O5, 12,1% CO2 bằng axit HCl. Thời gian thích hợp cho việc làm giàu là 1h và pH của dung dịch hòa tách được duy trì ở 4. Tinh quặng thu được có hàm lượng P2O5  31,91%, độ thu hồi P2O5 97,3%.  

4.  Quặng apatit Lào Cai loại 2 có thành phần 22,28% P2O5, 15,2% CO2 được làm giàu bằng axit photphoric. Kết quả chỉ ra rằng khi bổ sung dần có khuấy 9ml H3PO4 85% vào 20g quặng trong 91ml nước trong thời gian 45 phút ở 800C tinh quặng thu được có hàm lượng P2O5 29,49% và hiệu suất thu hồi đạt 97,82%.

Ngoài sản phẩm tinh quặng, từ tương tác của dung dịch lọc sau làm giàu với Ca(OH)2 đã điều chế được hệ magie hydroxit-canxi hidrophotphat dùng làm phân bón chậm tan. Hiệu suất magie và canxi đi vào kết tủa đạt 95,5 %. Kết quả này cho phép tuần hoàn lại nước.

Bui Quoc Huy.rar
Các tin đã đăng
  » Bảo vệ luận án TS cấp trường cho NCS Nguyễn Thị Thanh
  » Bảo vệ luận án TS cấp trường cho NCS Bùi Văn Chinh
  » Bảo vệ luận án TS cấp trường cho NCS Lê Quang Trà
  » Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu chế tạo xúc tác zeolit Y chứa mao quản trung bình từ nguyên liệu trong nước ứng dụng trong phản ứng alkyl hóa benzene bằng isopropanol - NCS Lê Văn Dương
  » Luận án tiến sĩ: Loại trừ nhiễu và nén tín hiệu điện tim để ứng dụng trong môi trường truyền dẫn vô tuyến - NCS Dương Trọng Lượng
  » Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu hiệu quả phanh trên đường có hệ số bám khác nhau của đoàn xe sơ mi rơ moóc làm cơ sở đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông - NCS Nguyễn Thanh Tùng
  » Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu sử dụng khí tổng hợp từ sinh khối cho động cơ diesel phát điện cỡ nhỏ - NCS Bùi Văn Chinh
  » Bảo vệ luận án TS cấp trường cho NCS Phạm Gia Điềm
  » Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số kích thước và kết cấu của bộ phận hướng dòng đến hiệu suất của bơm chìm hướng trục ở Việt Nam - NCS Nguyễn Minh Tuấn
  » Bảo vệ luận án TS cấp trường cho NCS Vũ Thu Diệp
Điện thoại: 02438692115
Phòng đào tạo- Bộ phận quản lý đào tạo sau đại học - P315 - C1 - Đại học Bách khoa Hà Nội, Số 1 Đại Cồ Việt - Hà Nội - Việt Namn